Trang chủ / Giao Tiếp / 6 thói quen nghe tiếng Anh sai lầm và cách khắc phục

6 thói quen nghe tiếng Anh sai lầm và cách khắc phục

Thói quen nghe tiếng Anh sai lầm và cách khắc phục

Danh mục: Giao Tiếp

Bài học có 2 phần: lý thuyếtbài tập để giúp bạn nắm vững kiến thức.
Sách hay khuyên đọc | Group học tiếng Anh

Mẹo tìm Google:từ khóa + tienganhthatde.net

Bạn có tự hỏi tại sao dù đã cố gắng và chăm chỉ để nghe tiếng Anh mà vẫn cứ như vịt nghe sấm, không có bất kì một tiến triển nào? Trước khi trả lời câu hỏi đó, hãy xem bạn có mắc phải thói quen nào trong 6 thói quen sai lầm hàng đầu trong nghe tiếng Anh của đa số mọi người hay không nhé.

Thói quen sai: cố gắng dịch sang tiếng việt khi nghe tiếng AnhĐây là một thói quen sai lầm nhưng cực kỳ phổ biến trong việc Nghe Tiếng Anh. Khi nghe Tiếng Anh, rất nhiều người cố gắng dịch thông điệp vừa được nghe sang tiếng Việt với lý lẽ là “để có thể hiểu được”.

Tuy nhiên, càng cố gắng dịch sang tiếng Việt thì càng không thể hiểu được những gì đang được nói.Thông tin đến từ việc nghe là liên tục, trong khi việc dịch đòi hỏi một “độ trễ” trong việc tiếp nhận – xử lý thông tin – và trả về kết quả, cho nên sẽ dẫn đến hệ quả là đang cố gắng dịch một câu, băng đã đọc đến câu thứ 10.

Thay vào đó, hãy giữ đầu óc bạn “dại khờ” hết mức, tưởng tượng bạn là một đứa bé, không hề biết tiếng Việt và tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên bạn tiếp xúc. Từ nào nghe hiểu được trực tiếp thì hiểu, không hiểu được thì đừng cố gắng dịch mà hãy làm quen với cách người ta đọc.

Bạn hoàn toàn có thể làm được điều này, chỉ cần tự biết nhắc nhở bản thân mình mỗi khi nghe. Hãy thử nghe mà không cố gắng dịch ra Tiếng Việt, bảo đảm bạn sẽ không cảm thấy “lạc” trong các bài nghe, và chắc chắn sẽ hiểu nhiều hơn.

Một cách để loại bỏ triệt để thói quen này là tập “tư duy bằng tiếng Anh”.Tư duy bằng Tiếng Anh sẽ kích thích việc sử dụng vốn từ, biến các vốn từ thụ động thành các vốn từ chủ động. Nói một cách nôm na, vốn từ thụ động là tập hợp các từ bạn “biết”, và có thể nhận ra trong các đoạn văn, đoạn hội thoại, tuy nhiên chúng chưa đủ mạnh để bạn có thể sự dụng một cách tự nhiên.

Trong khi đó, vốn từ chủ động là vốn từ bạn có thể sẵn sàng “truy xuất” và sử dụng để viết, nói mà không gặp khó khăn gì trong việc nghi nhớ.Việc tư duy bằng tiếng Anh sẽ khiến cho quá trình chuyển từ vốn từ thụ động chuyển sang vốn từ chủ động một cách nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, tư đuy bằng tiếng Anh còn giúp cho chúng ta ôn lại và ứng dụng những từ vựng vừa học một cách tốt nhất!

Tư duy bằng Tiếng Anh còn giúp bạn ra quyết định tốt hơn. Thật đấy, bạn không đọc lầm đâu, chính xác là ra quyết định tốt hơn đấy. Theo như một nghiên cứu của các nhà tâm lý học Đại học Chicago về cách mà ngôn ngữ tác động đến khả năng suy luận chỉ ra rằng “Khi người ta sử dụng một ngôn ngữ ngước ngoài, quyêt định của họ sẽ có xu hướng ít bị tác động bởi thành kiến hơn, tư duy phân tích, hệ thống nhiều hơn, bởi vì ngoại ngữ tạo ra cái gọi là khoảng cách tâm lý.

Những thành kiến chủ quan là nguồn gốc của các phản ứng cảm xúc, tư duy bằng ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta cách ly khỏi những cảm xúc đó và quyết định một cách lý trí và kinh tế hơn.

Một mẹo vặt dành cho bạn khiến bạn yêu việc tư duy bằng tiếng Anh đây, lần tới khi bạn muốn mua một thứ gì đó, để xác định xem mình có thật sự cần hay không, hay chỉ là cảm xúc nhất thời, hãy chuyển qua việc suy nghĩ bằng Tiếng Anh, sẽ giúp cho bạn có một quyết định sáng suốt hơn.

Làm sao tôi có thể tư duy bằng Tiếng Anh?Sau đây là một số kinh nghiệm thực tế từ bản thân tôi để giúp các bạn có thể bắt đầu chuyển từ tư duy “dịch” sang tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh.

Kinh nghiệm 1: Mỗi khi bất kì một suy nghĩ, hoặc một giọng nói trong đầu bạn cố gắng dịch, ví dụ như:” I want to eat banana” thành “tôi muốn ăn chuối”, bạn hãy cố gắng không cho chế độ dịch trong đầu bạn hoạt động.

“I want to eat banana”, it’s the combination between the action of eating and the banana”, just English only in your mind!

Kinh nghiệm 2: Cố gắng miêu tả mọi thứ xung quanh bạn bằng tiếng Anh

Kinh nghiệm 3: Dùng từ điển Anh Anh để học định nghĩa bằng tiếng AnhThường xuyên sử dụng từ điển Anh Anh tra từ sẽ khiến khả năng tư duy bằng Tiếng Anh của bạn được nâng lên một cách đáng kể.

Khác với từ điển Anh – Việt, nghĩa của một từ đơn giản chỉ là từ tương đương bằng Tiếng Việt, với từ điển Anh – Anh, nghĩa của một từ sẽ được diễn tả hoàn toàn bằng một câu tiếng Anh, một số từ đồng nghĩa, các ví dụ thực tế, và các bạn sẽ học được rất nhiều từ chính từ điển, chứ không chỉ là một công cụ chuyển đổi nghĩa.

Kinh nghiệm 4: Tạo những câu hội thoại ngắn bằng tiếng Anh trực tiếp trong đầu. Tiếp theo để não bộ của bạn làm quen với việc tư duy bằng tiếng Anh, bạn cần phải tạo thành những câu thoại ngắn bằng tiếng Anh ngay trực tiếp trong đầu. Bắt đầu bằng những câu hội ngắn và những từ bạn quen thuộc, đảm bảo bạn phải hình dung được âm thanh ngay trong đầu mình.

Nếu bạn thấy mình vẫn còn suy nghĩ bằng tiếng Việt sau đó dịch sang tiếng Anh thì đừng lo lắng, đó là điều bình thường. Bạn đã tư duy bằng tiếng Việt hàng chục năm nay, không dễ dàng để có thể thay đổi trong một sớm một chiều.

Nhưng đảm bảo rằng bạn ý thức được rằng “Muốn giỏi Tiếng Anh, tôi nhất định phải biết cách tư duy bằng Tiếng Anh và loại bỏ tư duy dịch thuật từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh”, và phải thực hành tư duy bằng Tiếng Anh hằng ngày, càng sớm càng tốt.

Kinh nghiệm 5: Lầm bầm với bản thân và nói chuyện với bản thân bằng tiếng Anh trước gươngCó một việc bạn cần phải kết hợp với việc tạo những câu hội thoại bằng tiếng Anh trực tiếp trong đầu để đẩy nhanh chóng mặt việc thành thạo trong tư duy bằng tiếng Anh đó là: chuyển những câu thoại đó trực tiếp thành lời nói thành tiếng.

Điều này giúp ích rất nhiều cho phản xạ nói. Một trong những cách nghe có vẻ điên một chút nhưng thật sự có hiệu quả đó chính là “tự lầm bầm bằng tiếng Anh và nói chuyện với bản thân bằng tiếng Anh trước gương”. Chắc hẵng sẽ có bạn thôt lên:” Trời, thôi nào, tôi có bị điên đâu cơ chứ”, mặc kệ người ta nói, tui điên mà tui giỏi tiếng Anh thì cũng được thôi.

Sai lầm 2: cố gắng nghe hiểu tất cả mọi từHãy nhớ lại lần cuối cùng bạn đến một nơi ồn ào, một bữa tiệc chẳng hạn, xung quanh mọi người đang ca hát, lắc lư theo điệu nhạc, bạn gặp một người quen, hai người bắt đầu trò chuyện, một cách hét vào tai nhau vì xung quanh rất ồn ào và nhiều âm thanh. Bạn có nghe hết được từng từng từ người bạn mình nói hay không?

Chắc chắn là không! Nhưng bạn có hiểu và vẫn có thể tiếp tục trò chuyện với bạn mình không? Tôi chắc là có! Đó là vì trong tiếng Việt, bạn có khả năng xác định được thông tin nào là quan trọng trong một câu và chỉ hiểu chính những thông tin đó là đã có khả năng hiểu toàn bộ câu thoại. Điều bạn cần làm là thích nghi khả năng đó qua Tiếng Anh.

Hãy nhìn vào câu sau: xyz weather xy xyza hot xzxy xaxa, I xyxz definitely xy xy xyz swimming xyzx.

Bạn có hiểu không? Chắc chắn bạn không biết hết các từ bị che lại, nhưng bạn sẽ hiểu câu thoại qua những từ như: weather, hot, I, definitely, go, swimming, những từ trên chỉ chiếm 31% trong câu.Tương tự như vậy, trong khi nghe Tiếng Anh bạn không cần phải nghe và hiểu hết 100% mọi từ được nói ra mà vẫn có thể hiểu ý nghĩa của câu.

Đặc biệt, khi nghe tiếng Anh từ người bản xứ, tuy lúc đầu bạn có thể cảm thấy họ nói rất nhanh, tuy nhiên, họ chỉ nói nhanh NHỮNG TỪ KHÔNG CẦN THIẾT, những từ cần thiết để cấu thành ý chính cho câu sẽ được nhấn, đọc to và rõ hơn những từ khác. Lần tiếp theo bạn nghe tiếng Anh, hãy thử để ý xem có phải như vậy không nhé!

Khi cố gắng nghe hết hoàn toàn 100% các từ được nói, não bộ sẽ cảm thấy “ức chế”, áp lực và mệt mỏi khi phải xử lý quá nhiều thông tin. Ngoài ra việc cố gắng hết tất cả các từ còn dẫn đến việc mà tôi rất hay nghe các bạn học tiếng Anh cùng với mình phàn nàn “Tao đang cố gắng hiểu câu trước, thì nó đã đọc tới câu sau”.

Chuẩn luôn! Khi quá tập trung vào từng từ từng từ, bạn đã bỏ qua cơ hội để hiểu các ý chính, hoặc là những ý bổ trợ sắp được nói phía sau, chính những ý này sẽ giải thích cho những từ, những đoạn mà các bạn không hiểu từ đầu.

Mẹo dành cho bạn: khi nghe nếu không hiểu một từ, hoặc câu gì, đừng tiếc nuối, bỏ qua luôn, nghe tiếp, những đoạn phía sau phần nào sẽ lập lại, hoặc lý giải cho những gì bạn không hiểu.

Nguồn: nghetienganhpro.com

Bài tập