Trang chủ / Ngữ pháp / Câu bị động trong Tiếng Anh

Câu bị động trong Tiếng Anh

Trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ không ít lần phải sử dụng câu bị động. Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu.

Danh mục: Cấu trúc câu | Ngữ pháp

Bài học có 2 phần: lý thuyếtbài tập để giúp bạn nắm vững kiến thức.
Sách hay khuyên đọc | Group học tiếng Anh

Mẹo tìm Google:từ khóa + tienganhthatde.net

Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác. Trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ không ít lần phải sử dụng câu bị động. Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu.

1. Cách sử dụng câu bị động

Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.

Ví dụ: My bike was stolen. Xe đạp của tôi bị đánh cắp.

Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động “đánh cắp” có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống.

Ví dụ: A mistake was made. Câu này nhấn mạnh vào trạng thái rằng có 1 lỗi hoặc có sự nhầm lẫn ở đây, chứ không quan trọng là ai gây ra lỗi này.

2. Cấu trúc câu bị động

Subject + finite form of to be + Past Participle [S + to be + V2 ]

Chú thích: Chủ ngữ + dạng của động từ “to be” + Động từ ở dạng phân từ 2

Ví dụ: A letter was written.

Lưu ý: Khi chuyển câu từ dạng chủ động sang dạng câu bị động thì tân ngữ của câu chủ động chuyển thành chủ ngữ của câu bị động.

Ví dụ:

  • Active: He punished his child. [Anh ta phạt cậu bé]
  • Passive: His child was punished. [Cậu bé bị phạt]

Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ “to be” được chia ở dạng số nhiều, chủ ngữ số ít thì động từ “to be” được chia ở dạng số ít.

Bảng công thức các thì ở thể bị động (Passive voice)

Tense Active Passive
Simple Present S + V + O S+be +P2 + by + O
Present Continuous S + am/is/are + V-ing + O S+ am/is/are + being+ P2 + by + O
Present Perfect S + has/have + P2 + O S + has/have + been + P2 + by + O
Simple Past S + V-ed + O S + was/were + P2 + by + O
Past Continuous S + was/were + V-ing + O S+ was/were + being+ P2 + by + O
Past Perfect S+ had + P2+O S + had + been + P2 + by + O
Simple Future S + will/shall + V + O S + will + be + P2 + by + O
Future Perfect S + will/shall + have + P2 + O S + will + have + been + P2 + by + O
Be + going to S + am/is/are + going to + V + O S + am/is/are + going to + be + P2 + by + O
Model Verbs S + model verb + V + O

S + modal Verb + have +P2

S + model verb + be + P2 + by + O

S + modal Verb + have been +P2

3. Các trường hợp đặc biệt

a. Trong trường hợp câu chủ động có 2 tân ngữ, chúng ta có thể viết thành 2 câu bị động.

Ví dụ:

Thể chủ động Thể bị động
Professor Villa gave Jorge an A. Giáo sư Villa chấm cho Jorge một điểm A. Cách 1: An A was given to Jorge by Professor Villa. Một điểm A được chấm cho Jorge bởi giáo sư Villa
Cách 2: Jorge was given an A. Jorge được chấm một điểm A

Trong khi học tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động.

Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động. Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ: I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).

b. Các nội động từ (Động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động.

Ví dụ: My leg hurts. (Chân tôi bị đau).

Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.

Ví dụ: The US takes charge. Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm.

c. Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.

Ví dụ: The bird was shot with the gun. The bird was shot by the hunter.

d. Trong một số trường hợp to be/to get + P2 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:

Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.

Ví dụ:

  • Could you please check my mailbox while I am gone. Bạn có thể kiểm tra hộp thư của tôi khi tôi đi vắng được không?
  • He got lost in the maze of the town yesterday. Anh ấy bị lạc ở thị trấn ngày hôm qua.

Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy.

Ví dụ:

  • The little boy gets dressed very quickly. Cậu bé mặc quần áo rất nhanh.
  • Could I give you a hand with these tires. Tôi có thể giúp bạn một tay để sửa chữa chiếc lốp này đó.
    No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts. Không cần đâu, cảm ơn bạn nhé, tôi sẽ làm chúng khi tôi xiết xong các bu-lông này.

Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.

Cấu trúc Ví dụ
to be made of: Được làm bằng (Đề cập đến chất liệu làm nên vật) This table is made of wood. Cái bàn này được làm bằng gỗ
to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật) Paper is made from wood. Giấy được làm ra từ gỗ.
to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật) This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk. Bánh này được làm từ bột mì, bơ, đường, trứng và sữa.
to be made with: Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật) This soup tastes good because it was made with a lot of spices. Món súp này ngon bởi vì nó được làm với rất nhiều gia vị.

Tiếng Anh Thật Dễ hy vọng bài học này sẽ giúp bạn hiểu câu bị động là gì, công thức câu bị động và các lưu ý quan trọng khác. Nếu thấy bài học hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè nhé!

Bài tập