Trang chủ / Giao Tiếp / Phàn nàn trong tiếng Anh và cách ứng phó lời phàn nàn

Phàn nàn trong tiếng Anh và cách ứng phó lời phàn nàn

Phàn nàn và đổi lỗi trong tiếng Anh

Danh mục: Giao Tiếp

Bài học có 2 phần: lý thuyếtbài tập để giúp bạn nắm vững kiến thức.
Sách hay khuyên đọc | Group học tiếng Anh

Mẹo tìm Google:từ khóa + tienganhthatde.net

Phàn nàn hay than phiền là cách biểu lộ sự đau đớn, bất bình hoặc không bằng lòng. Mỗi ngày chúng ta hay than vãn về thời tiết, về thức ăn, giao thông, công việc, các vấn đề về tiền bạc, và những vấn đề khác trong đời sống.

Phàn nàn trong tiếng Anh

1. Phàn nàn, than phiền trực tiếp

Chắc chắn sẽ rất bất lịch sự nếu chúng ta ca cẩm:

  • This steak tastes like leather! (Miếng thịt nướng này sao dai như da thuộc thế!)

Thay vì vậy, chúng ta nên nói tế nhị và lịch sự hơn như sau:

  • This steak seems to be overdone. (Miếng thịt nướng này dường như bị nướng quá lửa rồi.)

Phàn nàn cũng có nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất là nói thẳng sự thật, sau đó mới hỏi lý do hoặc yêu cầu làm lại (hay ngược lại).

  • This report is incomplete. Finish it, please. (Than phiền: bản báo cáo chưa hoàn tất. Yêu cầu: Hoàn thành bản báo cáo.)
  • Do you mind if I skip the meeting tonight? I’m very tired. (Than phiền: mệt mỏi. Yêu cầu: không dự họp)

Chú ý: Skip có thể có nghĩa là miss (nhỡ, lỡ) hoặc pass over (bỏ qua) hoặc leave out (quên). Ở ví dụ trên nó có nghĩa là miss.

2. Than phiền, phàn nàn gián tiếp

Có lúc chúng ta không hỏi trực tiếp hoặc xin một biện pháp giải quyết vấn đề mà chỉ kêu ca, phàn nàn:

Alan: What’s wrong?

Bob: I have a terrible sore throat and cough.

Alan: Have you seen a doctor?

Bob: A doctor? I don’t have time! I’m so busy I can hardly take the time to eat!

  • terrible (adj): khủng khiếp, ghê ghớm
  • sore (adj): đau, đau đớn
  • throat (n): họng, cuống họng
  • cough (n): chứng ho, ho

Đầu tiên Bob than đau. Khi Alan hỏi anh ta đã đi khám bác sĩ chưa, Bob than anh ta không có thời gian. Để ý rằng không hề có một lời yêu cầu nào, ít nhất là không có một lời yêu cầu nào rành rành trước mắt. Nhưng có thể là do Bob muốn Alan nói một trong những câu sau:

  • I’m sorry to hear that.
  • Well, don’t work so hard.
  • I’ll take over for you while you go to the doctor.

Người nói có thể có bất kỳ dụng ý nào đằng sau lời phàn nàn.

Một tình huống khác: Một người chồng đã xem bóng đá trên TV suốt hai giờ đồng hồ. Một chương trình nói về sự lạm dụng thuốc cũng sắp sửa có và bà vợ lại thật sự muốn xem nó.

Wife: That program on drug abuse is supposed to be excellent, honey. Is the game almost over?

Husband: About 30 more minutes — maybe more.

Wife: It seems like you’ve been watching it all night. I hope it’s over by 9:30.

Husband: It probably won’t be, but I don’t mind if you want to change channels. It’s not a very good game.

Wife: Are you sure?

Husband: I’m sure. San Francisco’s going to lose anyway.

Trong tình huống này, bà vợ không phàn nàn trực tiếp về trận bóng đá mà nói bóng gió như sau: “It seems like you’ve been watching it all night” và “I hope it’s over by 9:30” để ông chồng biết bà ta muốn đổi sang kênh khác có chương trình ưa thích. Lời than phiền này tuy gián tiếp nhưng rất khéo và có hiệu quả vì ông chồng đã chịu đổi kênh theo ý bà vợ.

Do đó, than phiền hay phàn nàn cũng nên được diễn đạt một cách tế nhị, nghệ thuật. Việc phàn nàn hay than phiền trực tiếp đôi khi không gây thiện cảm hoặc không đạt được cái mà chúng ta muốn ám chỉ đến.

Đỉnh điểm của than phiền là đổ lỗi. Người ta đổ hết trách nhiệm, lỗi lầm cho người khác. Trường hợp này như thế nào và cách xử lý ra sao, mời bạn tiếp tục theo dõi các chương tiếp theo.

3. Đổ lỗi bằng tiếng Anh

Chương trước mình đã trình bày cách phàn nàn bằng tiếng Anh: than phiền trực tiếp hay nói bóng gió. Đỉnh điểm của than phiền là đổ lỗi. Người ta đổ hết trách nhiệm, lỗi lầm cho người khác. Chương này sẽ trình bày về điều này.

Cách thông thường để kêu ca là đổ hết lỗi lầm lên một người nào khác hoặc một chuyện gì đó. Chúng ta thường làm điều này bằng cách sử dụng thể bị động (Passive Voice).

Xem các ví dụ này:

  • This cake was cooked too long, I think. It tastes pretty dry.
  • My racket wasn’t strung lightly enough. No wonder I’m not playing well today! (racket (n): cái vợt)
  • My new shirt seems to be missing. I wonder if someone borrowed it without asking. (string (strung) (v): căng dây)

Chú ý: ở ví dụ thứ nhất và thứ hai, thể bị động dùng để ám chỉ rằng lỗi là do một người khác. Trong ví dụ về cây vợt tennis, người nói đổ thừa mình chơi dở là tại vợt không được căng đúng cách. Cách tránh né lỗi phổ biến là kiếm đại chuyện gì đó (không phải là nguyên nhân thực sự) để phàn nàn.

Trong ví dụ cuối, động từ “seems” (thay vì “is“) thường được sử dụng để làm nhẹ bớt lời trách cứ. Chúng ta dùng seem và appear nếu muốn lời than phiền đỡ khó nghe hơn.

  • Does it seem a little chilly in here to you? (chilly (adj): lạnh)
  • Would you mind if I closed the window?
  • The paper appear to be a little messy. Maybe it should be retyped. (retype (v): đánh máy lại)

Trong ví dụ cuối này, người nói sử dụng thể bị động trong “It should be retyped” không chỉ đích danh người nào sẽ phải đánh lại. Đây cũng là một cách nói nhẹ nhàng, tránh nêu đích danh nhưng vẫn là một câu chê trách.

Khi người đối diện với bạn đang phàn nàn, than phiền về điều gì đó thì bạn cần phải làm gì. Mời bạn theo dõi chương tiếp theo.

Ứng phó với lời phàn nàn trong tiếng Anh

Chắc bạn đã từng nghe “Khách hàng là thượng đế“, và do đó “Khách hàng lúc nào cũng đúng“. Vì vậy, khi một người khách phàn nàn món khoai tây của anh ta chưa chín, anh bồi nên trả lời:

  • I’m very sorry, sir. I’ll bring you another right away.

Hoặc, có một người khách ở tiệm hớt tóc nói:

  • You didn’t cut my hair short enough last time in the back.

Trong trường hợp này, anh thợ cắt tóc nên nói một chuyện gì đó đại loại là:

  • Oh, no? Well. I’ll definitely make sure I get it right this time.

Ứng phó với những lời chê trách đòi hỏi rất nhiều sự khôn khéo, thậm chí còn hơn cả sự khéo léo khi trách cứ người khác.

Đó là cách ứng phó với lời than phiền của các vị khách lúc nào cũng đúng. Còn với các lời than phiền khác, bạn theo dõi các đoạn hội thoại sau để thấy cách người ta ứng phó lời than phiền của người đối diện:

Joe: Ali, I wish you’d asked me before you borrowed my jacket. I wanted to wear it last night, but I couldn’t find it. (Ali, tôi mong rằng bạn đã hỏi tôi trước khi bạn mượn cái áo vét. Tôi đã muốn mặc nó tối qua, nhưng tôi đã không thể tìm thấy.)

Ali: I’m really sorry about that, Joe. I didn’t think you’d mind. You let me borrow it once before, remember? (Mình thực sự xin lỗi về điều đó, Joe. Mình không nghĩ bạn cần nó. Bạn có nói là cho mình mượn một lần mà, nhớ không?)

Luis: Carl, do you mind turning off the overhead light? I’ve got a big day tomorrow, and I really need some sleep. (overhead (adj): ở trên đầu)

Carl: Sorry. I’ll turn it off in a second. I just need to finish reading this chapter.

Mahtab: Joyce, there seems to be a little too much salt in the meat. Would you mind not salting it before you cook it next time.

Joyce: Sure, I forgot you don’t like salt. I’ll remember next time.

Một lời xin lỗi nhẹ nhàng hay một lời rằng mình đã đãng trí quên điều gì đó và nhớ sẽ thực hiện vào lần tiếp theo là cách ứng phó với các lời than phiền.

Như vậy bạn đã học được cách phàn nàn trong tiếng Anh cũng như cách ứng phó với lời phàn nàn, đổ lỗi. Hãy hạn chế sử dụng những lời than phiền này tối đa có thể và nếu phải phàn nàn, hãy giao tiếp một cách tế nhị nhé! Chúc các bạn thành công!

Bài học này nằm trong chuỗi bài về các tình huống giao tiếp tiếng Anh thông dụng.

Bài tập