Trang chủ / Giao Tiếp / Cách hỏi thăm trong tiếng Anh

Cách hỏi thăm trong tiếng Anh

Cách hỏi thăm trong tiếng Anh

Danh mục: Giao Tiếp

Bài học có 2 phần: lý thuyếtbài tập để giúp bạn nắm vững kiến thức.
Sách hay khuyên đọc | Group học tiếng Anh

Mẹo tìm Google:từ khóa + tienganhthatde.net

Trong khi giao tiếp, chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào tình huống cần đến sự giúp đỡ của người khác, đây là lúc cần phải biết cách hỏi thăm bằng tiếng Anh. Chúng ta cùng khám phá cách hỏi thăm trong tiếng Anh như thế nào nhé!

Cách hỏi thăm trong tiếng Anh

Tình huống

1. Giả sử bạn muốn bắt xe buýt tới nhà người bạn, và bạn không biết xe buýt có đi qua đấy không. Bạn có thể hỏi người đứng chờ ở trạm xe buýt như sau:

  • What bus goes to this address? (Xe buýt nào đi qua địa chỉ này vậy?)
  • Do you know which bus I should take to get to this address? (Bạn có biết chiếc xe buýt nào tôi nên bắt để tới địa chỉ này không?)

2. Bạn đang ở siêu thị và muốn mua nho khô, nhưng bạn không biết chúng ở đâu. Bạn có thể hỏi nhân viên siêu thị hay người nào đó:

  • Where would I find the raisins?
  • What section are the raisins in? (raisins: nho khô)

Khi chúng ta cần biết về một chuyện nào đó, chúng ta thường dùng một trong 6 từ để hỏi này để bắt đầu câu hỏi:

  • Who…? Who is going to pick me up at airport tomorrow?
  • What…? What is the name of that new Italian restaurant?
  • When…? When does the next train to Washington leave?
  • Where…? Where is the best place to have my suit dry cleaned?
  • Why…? Why are the windows closed?
  • How? How do you want your steak cooked?
  • How long…? How long do you plan to travel in Europe?
  • How many…? How many employees work for Frank?
  • How much…? How much does a pint of milk cost?
  • How far…? How far is Los Angeles from San Francisco?
  • How easy…? How easy is it to find the subway station?

Khi bạn hỏi, các câu trả lời nhận được phải cụ thể, rõ ràng. Ví dụ, các câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên (Who? What? When? Where? Why?  trong ví dụ đầu tiên) có thể là những câu này:

  • John will.
  • It’s called the Italian Isles.
  • 5:30 P.M.
  • Miller’s Cleaners on Oak Street is pretty good.
  • Because the air conditioner is on. (conditioner: máy điều hòa)

Hỏi thăm và lời đáp

Chúng ta cũng có thể hỏi thăm bằng cách bắt đầu câu hỏi với một trợ động từ, nhưng kết quả hơi khác. Thay vì phải đáp lại với một thông tin cụ thể, chúng ta thường chỉ trả lời yes hoặc no — nhưng sau đó chúng ta có thể giải thích thêm để cung cấp thêm thông tin cho người hỏi.

Ví dụ:

Q: Do you sell women’s clothes on this floor?

A: Yes, just to your left.

Q: Do you think it’s going to snow tonight?

A: No, it’s not cold enough.

Q: Do you have change for a dollar?

A: No, but maybe Tom does.

Q: Will he be in France long?

A: No, only another week or so.

Q: Will she come back soon?

A: Yes, she’ll be back May 20

Q: Will they understand us when we speak?

A: Yes, if we speak slowly.

Trong mỗi trường hợp, người đặt câu hỏi chỉ nhận được câu trả lời yes hoặc no, nhưng bạn có thấy người hỏi sẽ biết rõ hơn nếu người đáp giải thích thêm? Cũng cần lưu ý rằng do và will chỉ là hai trợ động từ nhưng trong tiếng Anh và ngoài ra còn rất nhiều các trợ động từ khác có thể dùng để bắt đầu câu hỏi yes no.

Trên đây là cách bạn hỏi thăm ai đó. Vậy có bất lịch sự hay không khi bạn tiến đến và hỏi đột ngột người nào đó. Mời bạn theo dõi chương tiếp theo.

Phép lịch sự khi hỏi thăm

Trong nhiều tình huống, có thể xem là bất lịch sự nếu bạn bắt đầu câu hỏi mà không dùng một số phép lịch sự tối thiểu. Chúng ta không chỉ hỏi khơi khơi mà đầu tiên phải mạn phép xin lỗi người ta trả lời câu hỏi của mình một cách lịch sự theo những cách sau:

  • Excuse me. When…?
  • Pardon me, ma’am, but where…?
  • I hate to bother you, but what…?
  • Sir, could you help me? How many…?
  • Please. Mr…………… Why…?

Ở đây, Pardon và Excuse có nghĩa tương tự nhau. Người Mỹ thường sử dụng Excuse trong khi người Anh thường sử dụng Pardon. Cả Pardon me và Excuse me đều có nghĩa là Xin lỗi đã làm phiền.

Bạn cũng có thể bắt đầu câu hỏi bằng một số cụm từ lịch sự như: “Could you tell me…” “I was wondering…” hoặc “Do you know…” thì trong phần còn lại của câu bạn phải đổi lại vị trí thông thường của động từ và chủ từ.

Ví dụ:

  • Excuse me, but would you mind telling me where the nearest bank is?
  • Sir, I am/was wondering if you know/knew when the bank closes/closed.
  • Ma’am, would you be so kind as to tell me how often the Dallas flight leaves?

Ví dụ thứ ba (would you be so kind) nghe có vẻ quá trịnh trọng nếu không nói là quá khách sáo. Đôi khi, nó cho thấy người nói hơi phô trương. Với bạn bè tốt hơn đừng nên sử dụng nhưng cũng nên biết câu này để nhận ra được khi nghe người khác nói.

Cuối cùng khi nhận được thông tin, bạn nên lịch sự cám ơn người ta. Và nếu có phần nào mà bạn không nghe được hay cho là mình nghe lầm, đừng ngần ngại cứ hỏi lại. Nếu biết bạn không phải là người nói tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ, thường thường họ sẽ nói chậm hơn hoặc trả lời cẩn thận và rõ ràng hơn. Chúc các bạn học thành thạo cách hỏi thăm trong tiếng Anh!

Bài học này nằm trong chuỗi bài về các tình huống giao tiếp tiếng Anh thông dụng.

Bài tập