Trang chủ / Giao Tiếp / Cách giới thiệu bản thân và người khác trong tiếng Anh

Cách giới thiệu bản thân và người khác trong tiếng Anh

Cách giới thiệu trong tiếng Anh

Danh mục: Giao Tiếp

Bài học có 2 phần: lý thuyếtbài tập để giúp bạn nắm vững kiến thức.
Sách hay khuyên đọc | Group học tiếng Anh

Mẹo tìm Google:từ khóa + tienganhthatde.net

Bài học hôm nay chúng ta sẽ học cách giới thiệu bản thân trong giao tiếp tiếng Anh cũng như cách giới thiệu người khác và cách đáp lại lời giới thiệu. Cách giới thiệu trong tiếng Anh rất quan trọng nếu bạn muốn giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Bạn cũng có thể học thêm bài học về Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn bằng tiếng Anh.

Tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Nếu bạn muốn làm quen hay muốn bắt chuyện với một ai đó, bạn phải làm gì? Cũng không khó lắm đâu, bạn chỉ cần nhớ các mẫu câu giao tiếp để tự giới thiệu bản thân như trong tình huống dưới đây:

Trong một buổi tiệc, bạn tiến đến làm quen với một cô gái:

You: Hi there. Are you enjoying the party?

Girl: It’s okay, I don’t know many people here.

You: Well, let me introduce myself, and you’ll know one more person. I’m Pat Bordon. Who are you?

Girl: Natasha Wolinski. I just moved in next door. Do you live in the building?

You: No, but I have some good friends who do. I’ll be glad to introduce you to them tonight.

Girl: Thanks. That would be nice.

Nếu mà bạn phải đón một người khách hàng xa lạ ở phi trường mà bạn chưa bao giờ gặp mặt, nhưng bạn biết được dung mạo của người đó. Đây là một mẫu đàm thoại khác minh họa cho bạn thấy cần phải tự giới thiệu như thế nào.

You: Mr. Franks? I’m Kelly Kominami. It’s nice to meet you finally – after all these months of corresponding. (corresponding: trao đổi thư từ, thông tin)

Client: It’s good to meet you, too. (sau khi bắt tay) Please call me George.

You: Thanks. Call me Jerry.

Dưới đây là một số phương pháp để bắt đầu tự giới thiệu. Phải nhớ rằng các qui tắc tương tự được áp dụng trong phần giới thiệu thông qua người thứ ba, như là cho thông tin cần thiết hoặc có tính chất cá nhân có thể được áp dụng ở phần này.

Sau khi bạn đã tự giới thiệu về mình, hãy cho người đối diện một ít thông tin về bạn hay là hỏi một câu hỏi nào đó về cô ấy hay anh ấy để có cơ sở mà bắt đầu câu chuyện:

  • May I introduce myself? I’m…(Trang trọng)
  • How do you do? My name is… (Trang trọng)
  • Please let me introduce myself. I’m… (Trang trọng)
  • Hello, My name is…
  • Hi, I’m… (Thân mật)

Thường là bạn không nhất thiết phải hỏi: “And who are you?” sau khi bạn đã tự giới thiệu bởi vì mặc nhiên người ta sẽ phải tự giới thiệu lại như sau:

  • It’s a pleasure to make your acquaintance. My name is…(Trang trọng)

(Rất vui khi biết bạn. Tên tôi là …)

  • Hello. It’s nice to meet you. I’m…
  • Hi, I’m… Nice meeting you, too.
  • Good to meet you. I’m…

Bây giờ hãy tự tin giới thiệu mình với người nào đó nhé.

Đáp lại lời giới thiệu trong giao tiếp tiếng Anh

Chương trước mình đã trình bày các câu thông dụng và các cách thức để giới thiệu thông qua người thứ ba trong giao tiếp tiếng Anh. Vậy làm thế nào để đáp lại lời giới thiệu?

Bạn không cần phải vắt óc nghĩ ra các câu phức tạp hay màu mè, tốt nhất là đơn giản vì đã có sẵn các câu thông thường để đáp lại. Vì thế sau khi C đã giới thiệu A và B, bạn có thể đáp lại như sau (từ trịnh trọng đến thân mật):

Cách thứ nhất

A: How do you do, B?

B: It’s a pleasure to meet you. (Trang trọng)

Cách thứ hai

A: Hello, B. I’m pleased to meet you.

B: Yes, it’s nice to meet you, too.

Cách thứ ba

A: Hello. Good to meet you.

B: Nice meeting you, too.

Cách thứ tư

A: Hi, B. Nice to meet you.

B: Same here. (Thân mật)

How do you do? không phải là một câu hỏi thực sự nên không cần phải có câu trả lời (nó không giống như How are you doing?): câu này thường được dùng nhất trong những lời giới thiệu trịnh trọng.

Giới thiệu thông qua người thứ ba trong giao tiếp tiếng Anh

Trong loại này, người thứ ba là C quen biết cả A và B. C sẽ giới thiệu A với B hoặc B với A. Ví dụ, giả sử rằng Paul và bạn cùng phòng với anh ta là Christos cùng có mặt theo dõi một trận đá banh. Paul nhìn thấy Bob, một bạn cũ thời học trung học và mời Bob đến. Paul biết cả Christos và Bob nhưng Christos và Bob không quen biết nhau, vì vậy Paul sẽ giới thiệu như sau:

Paul: Bob, I’d like you to meet my roommate, Christos, Christos is from Greece and is studying English as a second language before he starts undergraduate school in architecture. I think you’ve heard me talk about Bob, Christos. He’s a good friend from highshool, and we played basketball together.

Christos: Oh, yes. Nice to meet you, Bob.

Bob: Nice meeting you, Christos.

(dịch: Paul: Bob, mình giới thiệu bạn với bạn cùng phòng của mình, Christos, Christos đến từ Hy Lạp và đang học tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai trước khi anh ấy bắt đầu học đại học ngành kiến trúc. Mình nghĩ bạn đã nghe mình kể về Bob, Christos. Anh ấy là một người bạn thân của mình từ hồi học cấp hai, và chúng mình thường chơi bóng rổ cùng nhau.)

Lưu ý rằng Paul không chỉ nói: “Bob, I’d like you to meet Christos. Christos, this is Bob.” mà còn cho Bob biết thêm một ít thông tin về Christos và mối liên hệ giữa anh ta với hai người để họ có dịp làm quen và dễ bắt chuyện hơn.

Trong các tình huống giới thiệu có tính thân mật, nếu giữa hai người được giới thiệu không có sự khác biệt về vị trí, tuổi tác thì những danh xưng trịnh trọng như Mr., Mrs., Miss, Ms., và tên gia đình thường không cần dùng đến.

Người đứng ra giới thiệu có thể cho biết đầy đủ tên họ của người được giới thiệu vào lúc đầu (để phân biệt rõ), nhưng sau khi hai người được giới thiệu bắt chuyện với nhau, lẽ tự nhiên họ thường chỉ xưng hô với nhau bằng tên. Như ví dụ dưới đây:

Harriet: Kerry! Hi! I’d like you to meet my friend, Lee Jones. Lee, this is Kerry Fields, an old friend from college.

Kerry: Hi, Lee. It’s nice to meet you.

Lee: It’s nice meeting you, too, Kerry.

Nhưng với những trường hợp trịnh trọng, nếu có sự khác biệt về tuổi tác, địa vị xã hội, chức vụ giữa hai người được giới thiệu, người đứng ra giới thiệu có thể muốn cung cấp các thông tin này (kể cả tước vị) trong lúc giới thiệu.

Lynne: Dr. Jackson, I’d like to introduce you to my roommate, Sharon Harrison. Sharon, this is Dr. Harold Jackson, my chemistry professor.

Dr. Jackson: How do you do, Sharon. It’s a pleasure to meet you. (hoặc “Ms. Harrison” tùy thuộc vào anh ta tỏ ra trịnh trọng như thế nào)

Sharon: It’s nice to meet you, too. Dr. Jackson.

  • (Cô ta sẽ không dùng tên (first name) của ông ta vì địa vị và chức vụ của ông ta trừ khi ông ta đòi hỏi cô ta làm thế)
  • Chemistry Professor: Giáo sư hóa học

Trong hầu hết các trường hợp, bắt tay hay không là tùy bạn, nhưng ngày nay thường người ta sẽ bắt tay với nhau khi được giới thiệu, đặc biệt là trong những khung cảnh giao tiếp xã hội trang trọng hay trong kinh doanh.

Thông thường khi gặp mặt, sẽ có một người giơ tay trước cho người kia bắt hoặc đôi lúc là cả hai. Nếu bạn ở vào tình huống đó, một cái bắt tay thật chặt và lắc nhẹ là đủ. Người Mỹ hay có khuynh hướng đánh giá về người khác qua cách bắt tay. Vì vậy khi bắt tay không được quá hời hợt, nhưng cũng đừng bóp tay quá chặt hay giữ quá lâu.

Sau đây là một vài cách mở đầu tiêu biểu của cách giới thiệu qua người thứ ba, được sắp xếp từ trịnh trọng đến thân mật. Lẽ đương nhiên là bạn phải cung cấp một ít các thông tin cần thiết, một vài chi tiết về mối quan hệ giữa bạn và hai người sắp được giới thiệu, những điểm chung giữa họ. Trong đó A là người đối diện bạn, còn B là người bạn muốn giới thiệu đến A.

  • A, it’s my pleasure to introduce you to B… (Trang trọng)
  • A, I’d like to introduce you to B… (Trang trọng)
  • A, let me introduce you to B…
  • A, I’d like you to meet B…
  • A, I don’t believe you’ve ever met B…
  • A, have you met B?…
  • A, meet B. B, A… (Thân mật)
  • A, this is B. B, A… (Thân mật)

Như vậy là bạn đã biết cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cũng như biết cách giới thiệu người khác. Chúc các bạn thành công!

Bài học này nằm trong chuỗi bài về các tình huống giao tiếp tiếng Anh thông dụng.

Bài tập