Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về câu yêu cầu trong tiếng Anh và cách đáp lại lời yêu cầu của người khác. Đây mà một tình huóng giao tiếp rất phổ biến trong tiếng Anh. Hãy cùng bắt đầu bài học nhé!
Phân biệt giữa câu mệnh lệnh với câu yêu cầu
Trong mối quan hệ hàng ngày, chúng ta sẽ thấy rằng có lúc cần phải yêu cầu ai đó làm giúp ta, chẳng hạn: lấy một món đồ, nhờ vả chuyện này chuyện nọ (đóng giùm cửa sổ) hay thậm chí là đừng làm chuyện gì đó (đừng nói chuyện ồn ào).
Bất kể là trong trường hợp nào, điều cốt yếu là bạn phải phân biệt rõ ràng giữa mệnh lệnh và lời yêu cầu. Từ được dùng, cách biểu đạt và giọng nói có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa một mệnh lệnh khô khốc và một lời yêu cầu lịch sự.
Ví dụ: Một bà chủ có thể nói với cô thư ký:
Bring me the Hastings account. (Hãy mang cho tôi tài khoản của Hastings.)
Bởi vì là xếp cho nên bà ấy có quyền ra lệnh mà không cần phải e ngại cô thư ký nghĩ gì, bất lịch sự hay thô lỗ cũng mặc. Đơn giản là bà ta có vẻ đang làm ăn nên ra lệnh trực tiếp.
Tuy nhiên, bà chủ cũng có thể đặt ra một lời yêu cầu tương tự bằng một cách nói nhẹ nhàng hơn:
Excuse me, Ms. Stevens. Please bring me the Hastings account!
Bằng cách gọi tên cô thư ký và thêm vào cụm từ lịch sự excuse me và please, bà ấy giảm được sự khô khan về vẻ mệnh lệnh trong lời yêu cầu.
Nhưng có một số yêu cầu mà bản thân chúng đã là mệnh lệnh rồi. Ví dụ:
- Một viên trung sĩ ra lệnh cho binh lính: Stand up straight !Turn left! Forward, march!
- Một ông trọng tài trong trận bóng bầu dục hô to: Play ball!.
- Một bà mẹ bảo cậu con: Brush your teeth and go to bed.
- Một khách hàng nói với anh hầu bàn Bring me another bottle of wine
Chúng ta thường nghe thấy những kiểu yêu cầu này. Chúng được phát ra từ những người có quyền, mệnh lệnh của họ phải được thi hành ngay, và không được phép thắc mắc gì cả.
Nhiều khi chúng ta cũng sử dụng mệnh lệnh, không phải vì muốn lạm quyền mà vì mệnh lệnh thì nhanh và trực tiếp. Chỉ với vài từ, chúng ta có thể truyền đạt được thông điệp một cách nhanh chóng. Quan sát sự khác biệt giữa 3 lời yêu cầu này:
- Bob: Bring in the paper when you come back.
- Sam: Bring in the paper when you come back, would you?
- Tom: Would you mind bringing the paper when you come back from running?
Mỗi người đều muốn cùng một kết quả: đem tờ báo đến chổ anh ta.
- Có thể là Bob không hề nhận thấy là anh ta đang trực tiếp ra lệnh. Đơn giản là vì cách diễn đạt quá thô và trực tiếp. Hoặc nếu Bob là người có quyền, đó là do anh ta cố tình.
- Bằng cách thêm vào hai từ “would you” như là một phần câu hỏi đuôi, Sam làm giảm bớt một ít vẻ mệnh lệnh trong lời yêu cầu. Rõ ràng là anh ta mong muốn bạn anh sẽ trả lời “Sure. No problem”.
- Tom thì khéo léo và lịch sự hơn khi mở đầu câu “Would you mind…?” Anh chàng này rất quan tâm đến cảm giác của người khác, và cụm từ “Would you mind…?” là một cách nói an toàn, rất dễ gây cảm tình để bắt đầu một lời yêu cầu.
Câu yêu cầu cũng có thể được diễn đạt dưới dạng một câu bày tỏ ước nguyện hay ý muốn. Ví dụ:
- Mẹ nói với con: Laura, I want you to clean your room before supper.
- Ông chủ với nhân viên: Jenkins, I want a copy of that report on my desk by 5 o’clock this afternoon.
- Sinh viên với nhân viên thư viện: I need some help with a research paper I’m working on in history.
Yêu cầu trong các tình huống khó xử
Ai đó đang hút thuốc lá ở nơi có biển cấm hút thuốc: trong thư viện, cây xăng, … và bạn muốn yêu cầu anh ta đừng hút thuốc nữa. Bạn có thể chọn nhiều cách để giải quyết, nhưng ở bất kỳ trường hợp nào, bạn đều muốn người hút phải tắt thuốc đi. Nếu bạn giận dữ, bạn sẽ không còn giữ được phép lịch sự:
– Can’t you read the sign, mister? No smoking allowed!
– It’s against the law to smoke in elevators, mister!
Điều bạn muốn là ông ta Put out your cigarette! hoặc Quit smoking in here! , nhưng với hai câu trên, bạn đã lịch sự nói nên điều mình muốn.
Tương tự thế, bạn hãy thử yêu cầu một cách lịch sự hơn xem sao:
- Excuse me, but would you mind putting out your cigarette until you’re out of the elevator?
- I’m sorry, sir, but smoking in elevators isn’t allowed.
- Please don’t smoke in here, sir. It’s against the law, and it’s also very annoying to nonsmokers.
Chú ý: trong cách nói lịch sự, sir được dùng nhiều hơn mister. Sir thể hiện sự kính trọng và trang trọng hơn mister.
Trên đây là sơ lược về lời yêu cầu trong tiếng Anh. Dù cho là trong tình huống nào đi nữa, bạn nên giữ phép lịch sự để thay vì đưa ra những câu mệnh lệnh khô khan, bạn nên sử dụng những lời yêu cầu nhẹ nhàng, lịch sự. Chương tiếp theo mình sẽ trình bày các mẫu câu thông dụng được sử dụng cho lời yêu cầu bằng tiếng Anh. Mời bạn tiếp tục theo dõi.
Câu yêu cầu trong tiếng Anh
Yêu cầu một chuyện gì đó
Yêu cầu một chuyện gì đó (xin, mượn, sử dụng một món đồ chẳng hạn), bạn có thể dùng các hình thức xin phép lịch sự. Hầu hết đều bắt đầu bằng trợ động từ.
Dưới đây là một vài mẫu câu thông dụng:
- May I have an apple?
- May I have a Coke?
- May I have another helping of rice, please?
- Could I borrow ten dollars?
- Could I borrow your rake?
- Could I borrow that book, please?
- Can I use that umbrella?
- Can I use your hairdryer?
- Can I use the phone, if you don’t mind?
- Would you mind if I had a sandwich?
- Would you mind if I borrowed your newspaper?
- Would you mind if I used your car this afternoon?
Lời yêu cầu xin giúp đỡ
Để yêu cầu người khác làm giùm một chuyện gì, bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau:
- Could I trouble you to get me a cold drink?
- Could I trouble you to help me with this?
- Could I bother you to answer the phone?
- Will you answer the phone while I’m out, if you don’t mind?
- Will you hand me that picture frame, please?
- Will you please clean your room before going outside?
- Would you mind not smoking at the table?
- Would you mind speaking more slowly, please?
- Would you mind retyping this letter before you leave?
- How about helping me with the dishes?
- How about picking up some soft drinks on your way home?
- What about turning your stereo down a little?
Trong đó:
- Ở đây, At the table = at the dinner table (trên bàn ăn) hoặc while eating (trong khi đang ăn).
- Picking up = buying hoặc getting: mua
Chú ý: sau Would you mind và How/What about bạn cần sử dụng V-ing.
Trên đây là các mẫu câu khi bạn yêu cầu ai đó làm chuyện gì hay giúp đỡ bạn chuyện gì. Vậy nếu như bạn được yêu cầu, bạn đáp lại lời yêu cầu đó như thế nào. Mời bạn theo dõi chương tiếp theo.
Cách đáp lại lời yêu cầu bằng tiếng Anh
Chúng ta có thể trả lời yes hay no cho lời yêu cầu. Nhưng thường không chỉ trả lời đơn giản no rồi ngưng ở đó mà phải xin lỗi và giải thích lý do tại sao từ chối.
Trả lời đồng ý
Khi đồng ý, ngoài câu trả lời yes, tùy theo ngữ cảnh là trang trọng hay thân mật, bạn cũng có khá nhiều mẫu câu để diễn tả rằng bạn đồng ý lời yêu cầu đó:
- Yes, I’m more than willing to contribute to the Cancer Society (Trang trọng)
- Certainly, I’d love to help with the dance decorations.
- Certainly, I’d like to help with the dance decorations.
- Of course, it’s no problem to change your appointment to Friday.
- No, it wouldn’t be any trouble to get you more tea.
- Not at all. (Trả lời cho lời yêu cầu dạng “Would you mind…?“)
- I don’t mind one bit watering your plants while you’re away.
- Sure, I’ll be glad to help you fix dinner.
- No problem. I’ll be happy to pick up the kids after school. (Thân mật)
- No sweat. I don’t mind lending you my skis. (Rất thân mật)
- Piece of cake! I’d be glad to show you how to use the key. (Rất thân mật)
Trong đó:
- one bit có nghĩa là even a little hoặc at all (chút nào cả), và được dùng với thể phủ định: It didn’t hurt one bit.
- Piece of cake! là một thành ngữ rất thân mật có cùng nghĩa với No sweat hoặc No problem hoặc It’s easy!
Trả lời không đồng ý
Khi không đồng ý lời yêu cầu của ai đó, bạn cần từ chối và nên nói ra lý do tại sao. Đừng từ chối một cách cụt lủn vì như vậy là khá mất lịch sự.
- I’m afraid I can’t lend you that book because… (đưa ra lý do). (Trang trọng)
- I wish I could let you borrow $20.00, but…
- I’m sorry, but…
- It’s impossible for me to change your appointment because…
- I can’t pick up your drycleaning because..
- Sorry, but I… (Thân mật)
Như vậy chúng ta đã biết các mẫu câu yêu cầu cũng như câu từ chối bằng tiếng Anh rồi. Hãy luyện tập thường xuyên và đừng nhầm lẫn giữa câu mệnh lệnh và câu yêu cầu nhé! Chúc các bạn thành công!
Bài học này nằm trong chuỗi bài về các tình huống giao tiếp tiếng Anh thông dụng.